Nguyên lý hoạt động của Ampli đèn?

Nguyên lý hoạt động của Amply đèn điện tử.


Amply đèn điện tử là những Amply dùng đèn điện tử. Chúng dựa vào sự khống chế luồng điện tử phát xạ để thực hiện những yêu cầu kỹ thuật phức tạp.

Ampli dùng đèn điện tử gồm ba thành phần chính: anốt, catốt và cực G. Những thành phần này được đặt trong một lớp vỏ thủy tinh đã được rút hết không khí ra bên ngoài.

Điều này tạo nên trạng thái giống như là chân không cho ampli đèn, giúp cho bộ phận bên trong không bị oxi-hóa. Từ đó, tránh được hiện tượng cản trở dòng điện di chuyển từ catốt đến anốt gây nhiễu loạn tín hiệu âm thanh.

Khi hoạt động, các đèn điện tử cần đốt nóng các sợi đốt, khi nhiệt độ các sợi đốt đạt đến một mức độ nào đó, động năng của chúng thắng sự liên kết của kim loại và sẵn sàng nhảy ra khỏi bề mặt kim loại của sợi đốt.

Để điều khiển các đèn điện tử chân không, giữa các cực cần có một điện trường, chính các điện trường này đã tạo ra dòng điện trong chân không: điện tử di chuyển đến a-nốt.

Do điện tử có khối lượng vô cùng nhỏ, chuyển động hầu như không có quán tính nên sự không chế luồng điện tử này có thể tạo nên những luồng điện tức thời. Mặt khác điện tử cũng có diện tích rất nhỏ cho nên khống chế luồng điện tử về mặt số lượng có thể tạo được những dòng điện rất nhỏ cho những dụng cụ cần độ nhạy cao, những biến thiên rất nhỏ cũng được cảm nhận, có thể tập trung để tạo được dòng điện rất lớn cho những dụng cụ cần có công suất mạnh.

Đây chính là ưu điểm của đèn điện tử chân không so với các transistor điện tử bán dẫn hiện nay khiến cho chúng còn được sử dụng trong các bộ ampli công suất nhằm khuếch đại tín hiệu tương tự. (Ở transitor có thể không “mở” khi mức độ tín hiệu (tương tự) thấp hơn một giá trị nhất định nào đó, dẫn đến sự khuếch đại bị thất thoát, làm ảnh hưởng đến âm thanh được khuếch đại)

Xem thêm: